Bệnh newcastle ở gà: Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh newcastle là căn bệnh phổ biến ở gà, có tỷ lệ lây lan và chết rất nhanh nên được rất nhiều người chăn nuôi quan tâm. Vậy newcastle là bệnh gì ở gà, có biểu hiện, triệu chứng và cách chữa trị như thế nào, cùng SV388  tìm hiểu qua bài viết chia sẻ sau đây. 

Nguyên nhân gây nên bệnh newcastle cho gà 

Newcastle là căn bệnh ở gà do vi rút thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có sức lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi của gà, thông qua đường tiêu hóa hoặc có thể đường hô hấp qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Vi rút theo máu đến các cơ quan trong cơ thể của gà, gây nên hiện tượng xuất huyết, hoại tử. 

bệnh newcastle
Nguyên nhân gây nên bệnh newcastle cho gà là một loại vi rút thuộc nhóm Paramyxovirus

Triệu chứng của bệnh newcastle ở gà

Newcastle là căn bệnh truyền nhiễm ở gà có thời gian ủ bệnh ngắn, dao động từ 3-5 ngày, được tiến triển theo 3 thể chính như sau:

Thể quá cấp tính 

  • Gà xù lông, ủ rũ, mệt mỏi.
  • Tỷ lệ lây lan nhanh, chết 100% sau vài giờ nhiễm bệnh. 
  • Ho, thở gấp, phân dính máu và đầu nghẹo sang một bên.
  • Sưng phù đầu, mào tích tím tái. 
  • Thần kinh có triệu chứng, đi đứng không vững vàng, mổ không trúng thức ăn. 
  • Lượng đẻ giảm, vỏ trứng mềm.
  • Dọc đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột, hạch màng treo ruột và lỗ huyệt xuất huyết. 
  • Niêm mạc khí quản và mũi xuất huyết lấm chấm, xuất hiện dịch rỉ viêm. 
  • Trứng teo, buồng trứng sung huyết.
  • Xuất huyết não.
  • Gà sốt cao ở nhiệt độ dao động từ 42,5 – 43 độ C.
Xem Thêm  Hướng Dẫn Cách Ghép Gà Trống Mái Lai Tạo Thế Hệ Gà Đá Tốt

Thể cấp tính

  • Dịch bệnh newcastle bùng phát đột ngột với tốc độ lây lan nhanh. 
  • Gà giảm ăn, tỷ lệ đẻ giảm cũng như chất lượng trứng giảm rõ rệt. 
  • Hệ thần kinh có triệu chứng, đầu nghẹo, đi lòng vòng, co giật và không mổ trúng thức ăn.
  • Gà sốt cao dao động ở mức 42,5 – 43 độ C. 
  • Tiêu chảy, phân có màu xanh, ho, tỷ lệ gà chết ở thể cấp này rất cao 100%.

Thể mạn tính 

  • Ở giai đoạn cuối ổ dịch, gà xuất hiện triệu chứng thần kinh, gầy còm. Gà chết vì đói và kiệt sức. Tuy nhiên ở giai đoạn này gà vượt qua được thì lành bệnh và miễn dịch cả đời. 
bệnh newcastle
Ở mỗi giai đoạn triệu chứng newcastle ở gà rõ rệt

Bệnh tích của newcastle ở gà 

Gà mắc bệnh newcastle khi mổ nội tạng sẽ có nhiều bệnh tích điển hình. Tuy nhiên, ở mức cấp tính, bệnh tích không rõ ràng, chỉ ở phần ngoại tâm mạc, niêm mạc đường hô hấp xuất hiện tình trạng xuất huyết. 

  • Ở thể cấp tính, xác chết của gà gầy, mào, yếm có màu tím bầm. 
  • Xoang mũi và miệng có chứa nhiều dịch nhớt.
  • Niêm mạc dạ dày xuất huyết tại đỉnh. Một số trường hợp mắc bệnh nặng thì để ý ở thành dưới và trên của dạ dày xuất hiện xuất huyết từng dải. 
  • Dạ dày cơ dưới lớp sừng Keratin cũng xuất hiện tình trạng xuất huyết.
  • Gan chỉ có một số điểm hoại tử, xuất hiện màu vàng nhạt. 
  • Xuất huyết thành từng vệt, từng đám ở dịch hoàn, buồng trứng 
  • Xuất huyết ở màng thanh dịch như bao tim, bề mặt xương ức và xoang ngực.
  • Não viêm xuất huyết.
Xem Thêm  Tất tần tật các thông tin về dàn lô đề 1 ăn 99 tại SV388s
bệnh newcastle
Mổ nội tạng của gà để dễ dàng nhận biết bệnh tích newcastle

Cách điều trị bệnh newcastle ở gà 

Thực sự bệnh newcastle ở gà không có thuốc điều trị bệnh, chỉ có việc sử dụng kháng thể, vitamin, chất điện giải… để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Sau đây là một số loại vắc xin được dùng cho gà ở các giai đoạn tuổi khác nhau, có tác dụng phòng chống bệnh, đó là:

Sử dụng vắc xin Lasota 

  • Lịch dùng: Lần 1 cho gà 7 ngày tuổi. Lần 2 cách lần đầu trong thời gian 3 tuần. 
  • Cách dùng: Lọ vắc xin 50 liều pha thêm 5ml nước cất, tiến hành nhỏ vào mắt và mũi của gà, mỗi bộ phận 2 giọt. 

Sử dụng vắc xin newcastle chịu nhiệt 

  • Lịch dùng: Tương tự như cách sử dụng vắc xin Lasota.
  • Cách dùng: Nhỏ vắc xin vào mắt và mũi mỗi con gà 2 giọt. 

Sử dụng vắc xin newcastle hệ I

  • Lịch dùng: Lần 1 cho gà 2 tháng tuổi. Cứ sau 4 tháng mũi tiêm nhắc lại. 
  • Cách dùng: Lọ vắc xin 20 liều pha thêm 8ml nước cất, được tiến hành tiêm dưới da sau gáy hoặc dưới da màng cánh, mỗi con với liều lượng 0,4ml. 

Dùng vắc xin vô hoạt nhũ dầu 

  • Lịch dùng: Gà 20 tuần tuổi (gà đẻ trứng). 
  • Cách dùng: Tiến hành tiêm với liều lượng 0,5ml được thực hiện dưới da sau gáy. 

Tuy nhiên, khi phát hiện dịch bệnh newcastle xảy ra ở trang trại gia cầm, chủ trang trại nên thực hiện các biện pháp như sau:

  • Lập tức thông báo với cơ quan thú y, tiến hành tiêu hủy số gia cầm mắc bệnh. 
  • Tuyệt đối không được bán chạy gà ốm, ăn thịt gà ốm và vứt xác gà ra khu vực lân cận làm ô nhiễm chất lượng môi trường sống. 
  • Bên cạnh đó, cần kiểm soát côn trùng để tránh tình trạng bệnh lây lan.
  • Ngưng nhập gà đối với trại gà mắc dịch trong vòng 21 ngày.
Xem Thêm  Kèo rung là gì - Kinh nghiệm soi cược kèo rung tại SV388s
bệnh newcastle
Nhỏ thuốc, vắc xin vào mắt khi gà mắc newcastle

Phòng bệnh newcastle cho gà

Với tốc độ lây lan nhanh, người chăn nuôi cần có biện pháp phòng tránh bệnh newcastle cho gà để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, đó là:

  • Thường xuyên, định kỳ vệ sinh sát khuẩn cho chuồng gà, dụng cụ chăn nuôi 
  • Để giảm khí độc thải ra từ quá trình phân hủy phân gà và ức chế mầm bệnh cần xử lý ngay bằng cách trộn chất độn chuồng với men vi sinh để hút ẩm. 
  • Máng ăn, máng uống của gà thường xuyên cọ rửa cho sạch sẽ. 
  • Kiểm soát, theo dõi sức khỏe của gà để nắm chắc được thể trạng vật nuôi. 
  • Để nâng cao sức đề kháng cho gà nên thực hiện từ 5-10 ngày tuổi bằng cách bổ sung các loại thuốc bổ như vitamin C, A, D, E, K, thuốc bổ thận Lesthionin và chất điện giải B Complex… 

Trên đây là các thông tin chia sẻ về bệnh newcastle ở gà với các dấu hiệu, triệu chứng, bệnh tích, cách chữa trị cũng như biện pháp phòng tránh… Hy vọng qua bài viết này giúp cho chủ trang trại chăn nuôi có nhiều kiến thức trong việc nuôi gà mang lại lợi nhuận kinh tế cao.